Hướng dẫn quy trình thi công phào chỉ PU tân cổ điển
Phào chỉ PU là một trong những vật liệu xây dựng được nhiều người sử dụng phổ biến. Phào chỉ biến không gian trong ngôi nhà thêm độc đáo và ấn tượng hơn rất nhiều. Việc thi công phào chỉ đã quen thuộc với nhiều thợ thi công nhưng đối với nhiều người thì kỹ thuật này vẫn còn mới lạ và chưa thực nắm rõ. Bài viết dưới đây Dịch Hồng sẽ hướng dẫn bạn quy trình thi công phào chỉ đúng và đảm bảo chất lượng nhé.
Quy trình thi công phào chỉ thông thường có những bước như sau:
- Kiểm tra bản vẽ thiết kế
– Thao tác đầu tiên chính là kiểm tra bản vẽ kỹ thuật tại các diện tường để đảm bảo đúng chuẩn. Phào chỉ muốn đẹp thì cần phải đảm bảo thiết kế hài hòa và đồng bộ với nội thất trong gia đình. Để đảm bảo được thiết kế đẹp thì cần phải dựa trên hai tiêu chí đó là nguyên tắc về tỉ lệ và nguyên tắc về trục đối xứng. Cần đảm bảo các tỉ lệ khối phù hợp hoặc cũng có thể tham khảo tỷ lệ vàng trong thiết kế. Đối với một số khối, cụm đồ thường được bố trí trùng trục theo trọng tâm phào.
– Kiểm tra lại khoảng cách giữa các ô phào. Thông thường khoảng cách giữa 2 ô phài trong và ngoài là 120mm. Nhưng cũng tùy từng diện tích của ô phào mà có thể giảm chỉ còn 100mm hoặc tăng lên 150mm…
– Kiểm tra lại tất cả khoảng cách của các ô phào trên, ô phào dưới, phào lưng tường.
- Lựa chọn loại phào phù hợp
Bước tiếp theo là lựa chọn loại phào phù hợp với công trình cần thi công. Việc lựa chọn của người thiết kế cũng cần lưu ý bởi rất có thể không hợp lý do kích thước và mẫu hoa văn phào phù hợp hoặc có thể do không có mẫu có đúng kích thước sẵn trên thị trường.
– Phào hoa văn thông thường sẽ phức tạp phù hợp kiểu thiết kế cổ điển, phào hoa văn đơn giản hơn hoặc phào trơn thường được sử dụng cho thiết kế tân cổ điển.
– Độ lớn của tiết diện phào cũng phải đảm bảo phù hợp với kích thước của diện tường. Phào có kích thước lớn thường phải phù hợp với kích thước diện tường lớn và ngược lại.
– Đối với các loại phào góc, dùng phào chữ L thường sẽ được dùng cho 4 góc chữ nhật, dùng phào L vuông cho loại 4 góc của ô vuông
– Thông thường các loại phào góc được đúc tại nhà máy thì kích thước có thể không chính xác bởi dung sai vì vậy cần phải lựa chọn các loại phào góc cho cân đối.
- Chuẩn bị mặt bằng thi công
– Tiếp theo cần phải khảo sát công trường và kiểm tra độ phẳng của tường, trần. Nếu các diện thi công không đảm bảo độ phẳng, thì cần phải xử lý cẩn thận trước khi bắn phào.
– Thường các diện tường cần được sơn một lớp lót trước khi bắn phào chỉ. Sau công tác bắn phào cần phải thực hiện khâu sơn hoàn thiện diện tường cuối cùng.
– Dựa trên bản thiết kế, đánh cốt, bật mực toàn bộ vị trí bắn phào
- Một vài thao tác cơ bản trong thi công phào chỉ
– Cắt phào: sử dụng máy cắt có bàn xoay để cắt góc 45 độ.
– Bắn phào bằng súng bắn đinh: Chọn loại đinh rút phù hợp với độ cứng và chiều cao của thân phào.
– Các mép sau của phào góc hoặc mặt sau phào lưng tường được bôi keo chuyên dụng cho phào PU.
– Trám các vết đinh bằng bột bả: Đối với các vết ối đối đầu thì cần được bả cẩn thận, sau đó dùng giấy ráp xả bả tạo mặt phẳng để chuẩn bị công tác sơn.
– Sơn phào một lớp lót, chờ khô sau đó sơn nước hoàn thiện.
– Các khe hở giữa phào với tường được phủ kín bằng một lớp silicon không màu
Đó là toàn bộ quy trình thi công phào chỉ Pu. Liên hệ ngay với Dịch Hồng Hawa để được tư vấn thêm nhiều thông tin chi tiết nhé!